Nổ hũ đổi thưởng bessel.ỏg (Việt Nam) Trang chủ

Hội thảo góp ý đề cương 17 chuyên đề tham khảo thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và 4

22/11/2023

      Ngày 22/11/2023 tại Hà Nội, Học viện Dân tộc, Uỷ ban Dân tộc tổ chức Hội thảo Góp ý đề cương 17 chuyên đề tham khảo thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

      Hội thảo diễn ra dưới sự đồng chủ trì của PGS.TS Lê Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc và TS. Hoàng Hữu Bình, Nguyên Quyền Hiệu trưởng Trường Cán bộ dân tộc. Hội thảo còn có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà quản lý đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và các cơ sở nghiên cứu, học viện, trường đại học như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện An ninh nhân dân, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Dân tộc, Trường Cán bộ Quản lý giao thông vận tải, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam… tới tham dự và đóng góp ý kiến tại Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo

      Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Lê Thị Bích Thuỷ, Phó Giám đốc Học viên Dân tộc nhấn mạnh: Việc biên soạn và hoàn thiện đề cương 17 chuyên đề tham khảo cho nhóm đối tượng 3 và 4 (gồm 09 đề cương cho đối tượng 3 và 08 đề cương cho đối tượng 4) là hết sức cần thiết, bởi đây là những chuyên đề có nội dung bổ trợ về kiến thức, kỹ năng chưa được đưa vào các chuyên đề giảng dạy trong chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4. Vì vậy, Hội thảo được tổ chức với mong muốn nhận được các đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia để đề cương các chuyên đề đạt được chất lượng cao nhất.

PGS. TS Lê Thị Bích Thủy phát biểu đề dẫn tại Hội thảo

      Tại Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, đại biểu tham dự đã đánh giá cao các chuyên đề tham khảo được biên soạn, bởi các chuyên đề không chỉ đảm bảo tính khoa học và phù hợp với đối tượng cũng như có sự bổ sung thiết thực cho các chuyên đề giảng dạy. Hơn nữa, các chuyên đề còn phù hợp với bối cảnh quốc tế cũng như tình hình trong nước hiện nay đang có những tác động to lớn đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, các nhà khoa đã giành sự quan tâm đến các vấn đề như: Đối với nhóm đối tượng 3: Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Nguồn lực văn hoá phục vụ cho phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Ứng phó với biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai vùng dân tộc thiểu số và miền núi.  Đối với nhóm đối tượng 4: Chuyển đổi số phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Vai trò của người có uy tín; Xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhận diện và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Các nhà khoa học trình bày tham luận tại Hội thảo

      Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn theo các đại biểu, các chuyên đề cần làm rõ mục tiêu gắn với chuyên đề để người học nắm rõ hơn; hay việc cần chắt lọc để sử dụng các khái niệm phù hợp với từng chuyên đề, nhất là đối với nhóm đối tượng 4 vì đây là những người trực tiếp triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến đồng bào các dân tộc thiểu số.

      Từ việc trao đổi, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, PGS.TS Lê Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc trân trọng cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý tham dự Hội thảo, qua đó sẽ giúp cho việc biên soạn hoàn thiện đề cương các chuyên đề tham khảo nhằm giúp cho công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 1719/QĐ-TTg đạt hiệu quả tốt nhất.  

Kim Cương, Thùy Dương, Lê Bình

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068