Nổ hũ đổi thưởng bessel.ỏg (Việt Nam) Trang chủ

PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

 

Đơn vị:

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

Trưởng phòng:

TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Điện thoại:

0243.784.9890

Email:

[email protected]

Địa chỉ:

Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

 

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng được thành lập theo Quyết định số 507/QĐ-UBDT ngày 26/9/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, là đơn vị chức năng trực thuộc Học viện Dân tộc.

Từ ngày 25/01/2022, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng được quy định tại Quyết định số 34/QĐ-HVDT của Giám đốc Học viện Dân tộc.

I. Vị trí, chức năng

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Học viện thực hiện công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới phương pháp giảng dạy; thanh tra chuyên môn và thanh tra thi, kiểm tra đánh giá kết quả người học, pháp chế và chủ trì thực hiện quy trình công nhận, cấp văn bằng đại học, sau đại học, chứng chỉ, chứng nhận bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho sinh viên, học viên do Học viện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; quản lý, tổng hợp, tham mưu đề xuất ý kiến cho Ban Giám đốc tổ chức thực hiện công tác thanh tra và pháp chế của Học viện.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Công tác khảo thí

a) Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Nội vụ về công tác khảo thí trong Học viện, tham mưu xây dựng các văn bản quy định đánh giá kết quả học tập của người học đối với các hệ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.

b) Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch chiến lược của Học viện và đề ra lộ trình cho công tác khảo thí. Đề xuất với Giám đốc những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác khảo thí.

c) Trình Giám đốc định hướng và chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi trong toàn Học viện.

d) Chủ trì tổ chức giám sát các kỳ thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các hệ đào tạo, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng của khóa học nhằm đảm bảo khách quan, nghiêm túc và công bằng.

e) Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ bồi dưỡng đội ngũ viên chức làm công tác khảo thí, từng bước trang bị công nghệ và công cụ cho công tác khảo thí; tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác khảo thí.

g) Phối hợp với các đơn vị liên quan về công tác tuyển sinh dự bị đại học, đại học hệ chính quy, sau đại học; Phối hợp cùng Phòng Đào tạo nhận hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, kiểm tra, phân loại và sắp xếp hồ sơ, xử lý các dữ liệu liên quan đến hồ sơ dự thi: tổng hợp dữ liệu, sửa chữa sai sót, phân điểm thi, khối thi, phòng thi và in phiếu báo dự thi, thẻ dự thi, danh sách thí sinh theo phòng thi; in giấy chứng nhận kết quả thi, danh sách thí sinh trúng tuyển, giấy báo trúng tuyển của thí sinh. Tham gia vào các ban của Hội đồng tuyển sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng tuyển sinh phân công.

h) Phối hợp với các đơn vị liên quan về công tác tuyển sinh hệ đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo văn bằng 2, liên thông, liên kết đào tạo trình độ đại học, sau đại học:

- Tổ chức việc thi, kiểm tra đầu vào đối với hệ đào tạo không chính quy, thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp do hệ vừa học vừa làm ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Học viện tổ chức.

- Tổ chức việc tổng hợp, in sao đề thi; tổ chức chấm thi đối với các môn thi trắc nghiệm. Giám sát việc coi thi; trực tiếp thu, nhận bài thi, làm phách, giao bài chấm, giám sát việc chấm thi (kể cả thi trắc nghiệm), trả bài, hồi phách và bàn giao kết quả về Phòng Đào tạo; thực hiện lưu trữ bài thi theo quy định.

i) Chủ trì thực hiện công tác khảo thí đối với hệ bồi dưỡng:

- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc (KT CTDT) tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối khóa đối với các khóa bồi dưỡng, tập huấn do Học viện tổ chức.

- Thành lập tổ (hội đồng) ra đề, xây dựng và quản lý ngân hàng đề, thành lập tổ/hội đồng chấm bài kiểm tra, chấm thi, chấm thu hoạch; giám sát việc coi thi, kiểm tra; trực tiếp thu, nhận bài thi, kiểm tra, làm phách, giao bài chấm, giám sát việc chấm thi, trả bài, hồi phách và bàn giao kết quả về Trung tâm Bồi dưỡng KT CTDT.

- Kiểm tra, giám sát và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản k đối với khóa bồi dưỡng do Trung tâm Bồi dưỡng KT CTDT của Học viện liên kết với các địa phương tổ chức.

k) Báo cáo Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc kết quả thực hiện công tác khảo thí theo yêu cầu.

2. Công tác bảo đảm chất lượng giáo dục

a) Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT về bảo đảm chất lượng trong Học viện, xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng của Học viện.

b) Tham mưu cho Giám đốc ban hành các quy định và hướng dẫn sử dụng nội bộ và tiêu chí đánh giá, bảo đảm chất lượng phù hợp với đặc thù của Học viện và quy định của Bộ GD&ĐT.

c) Tham mưu cho Giám đốc xây dựng, ban hành kế hoạch bảo đảm chất lượng trong toàn Học viện; chỉ đạo các đơn vị trưc thuộc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm chất lượng và tổ chức tự đánh giá định kỳ, hằng năm các chương trình đào tạo, tự đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục đại học và kế hoạch đã ban hành.

d) Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo và tập huấn chuyên môn cho việc chức về công tác đảm bảo chất lượng trong Học viện.

e) Giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá của Học viện, là đầu mối tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thu thập, tích lũy các tài liệu, minh chứng phục vụ cho công tác đánh giá, tổng hợp hồ sơ đảm bảo chất lượng và lưu trữ tài liệu tự đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục hằng năm.

g) Phối hợp với các Khoa tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên; tổ chức đánh giá kết quả đầu ra, lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, học viên, nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và các yếu tố bảo đảm chất lượng; căn cứ kết quả đánh giá, khảo sát lập kế hoạch nâng cao chất lượng.

h) Định kỳ hằng năm, báo cáo kết quả cải thiện chất lượng giáo dục của Học viện trên cơ sở báo cáo tự đánh giá chất lượng, kết quả đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá đồng cấp; đánh giá kết quả đầu ra, kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm tiếp theo.

i) Tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bảo đảm chất lượng.

k) Tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm về công tác bảo đảm chất lượng trong Học viện.

l) Tham gia kiểm định các điều kiện mở lớp, đội ngũ giáo viên, hồ sơ sinh viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo ở các đơn vị đào tạo, liên kết đào tạo; tham gia thẩm định mở ngành liên kết đào tạo trong nước và quốc tế.

m) Tham gia thẩm định, đánh giá chất lượng các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, viên chức do các đơn vị của học viện xây dựng và biên soạn.

3. Công tác thanh tra - kiểm tra

a) Tham mưu giúp Giám đốc Học viện xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý liên quan đến công tác thanh tra - kiểm tra của Học viện.

b) Xây dựng kế hoạch thanh tra - kiểm tra hàng năm, thanh tra - kiểm tra đột xuất trình Giám đốc Học viện để tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

c) Giúp Giám đốc Học viện chủ trì tổ chức các hoạt động thanh tra - kiểm tra theo chỉ đạo của Giám đốc Học viện trong phạm vi trách nhiệm quản lý của Học viện: Thanh tra - kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp, phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của các đơn vị liên quan trong các quy trình thực hiện theo kế hoạch của Học viện; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; công tác tổ chức cán bộ; việc thực hiện các quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của Học viện.

d) Giúp Giám đốc Học viện thanh tra - kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc Học viện.

e) Chủ trì giúp Giám đốc Học viện thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo trong Học viện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.

g) Chủ trì giúp Giám đốc Học viện chỉ đạo phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thường trực Ban phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Học viện.

h) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thanh tra - kiểm tra cho viên chức làm nhiệm vụ thanh tra, pháp chế tại Học viện.

4. Công tác pháp chế

a) Tham mưu giúp Giám đốc Học viện xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý liên quan đến công tác pháp chế của Học viện.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch ban hành văn bản quản lý hàng năm của Học viện, tổ chức thực hiện kế hoạch.

c) Chủ trì tư vấn, giúp Giám đốc Học viện về những vấn đề pháp lý của Học viện; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Học viện, của cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học.

d) Giúp Giám đốc Học viện tổng hợp ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ dung hoặc bàn hành văn bản quy phạm pháp luật.

e) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với văn bản do các đơn vị trong Học viện soạn thảo theo yêu cầu của lãnh đạo Học viện trước khi ký ban hành.

g) Phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi Học viện.

h) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Giám đốc Học viện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của Học viện. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của Học viện.

i) Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế với cơ quan quản lý giáo dục và thủ trưởng đơn vị theo quy định.

5. Công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận

a) Tham mưu giúp Giám đốc Học viện ban hành quy chế bảo quản, lưu giữ, sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của Học viện.

b) Tham mưu giúp Giám đốc Học viện xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện công tác quản lý văn bằng chứng chỉ, chứng nhận của Học viện.

c) Tham mưu giúp Giám đốc Học viện quản lý hồ sơ cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận và lưu trữ theo quy định.

d) Xây dựng kế hoạch quản lý văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận hàng năm trình Giám đốc Học viện để tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

e) Tổ chức in, cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đúng thẩm quyền và đúng thời gian theo quy định.

6. Thông tin và nghiên cứu khoa học

a) Tổ chức nghiên cứu khoa học về khảo thí và bảo đảm chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực khảo thí và bảo đảm chất lượng. Tham gia các hoạt động khảo thí và bảo đảm chất lượng theo điều động của Bộ GD&ĐT.

b) Tham gia các đề tài, dự án thuộc các lĩnh vực công tác dân tộc khi được Giám đốc giao nhiệm vụ.

c) Cập nhật, cung cấp các thông tin về mảng công tác của đơn vị cho website của Học viện.

7. Phân công, theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác chuyên môn của cán bộ trong Phòng

8. Quản lý và sử dụng tài sản được giao theo quy định hiện hành

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao

III. Cơ cấu tổ chức

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng gồm: Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng, viên chức và người lao động.

1. Trưởng Phòng: Trưởng Phòng do Giám đốc Học viện Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và pháp luật về quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Phòng.

2. Phó Trưởng Phòng: Phó Trưởng Phòng do Giám đốc Học viện Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng và Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ; chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.

3. Trong giai đoạn đầu chưa thành lập các Ban trực thuộc Phòng, khi đủ điều kiện sẽ xem xét thành lập vào thời điểm thích hợp.

4. Phòng có ít nhất 07 người làm việc tại Phòng nằm trong tổng số người làm việc của Học viện được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt.

5. Trưởng Phòng xây dựng Quy chế làm việc của Phòng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng các quy chế, quy định khác phục vụ công tác quản lý của Phòng.

IV. Thành tích tiêu biểu

- Tập thể:

+ Giấy khen Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm: 2017, 2018, 2019, 2020, 2021.

+ Danh hiệu Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm: 2017, 2018, 2019, 2020, 2021.

- Cá nhân: 05 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 04 cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Tin liên quan
ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068