Nổ hũ đổi thưởng bessel.ỏg (Việt Nam) Trang chủ

Tết Độc lập của đồng bào các dân tộc Việt Nam

02/09/2022

Ở nước ta, ngoài Tết Nguyên đán chung của cả nước và tết cổ truyền của từng dân tộc, một số dân tộc như Mông, Thái, Thổ, Mường, Vân Kiều, Tà Ôi… còn tổ chức ăn Tết độc lập 2/9 rất to. Ngày Quốc khánh của cả nước vì thế trở thành một ngày vui, đầy ý nghĩa trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Đồng bào Thái (nhóm Thái Thanh) ở miền Tây Nghệ An vui múa sạp trong ngày Tết Độc lập

Tết độc lập của đồng bào dân tộc Thái

Tết Độc lập (2/9) là một ngày lễ quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc và vùng Nghệ An, Thanh Hóa. Tại các huyện miền tây Nghệ An như Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương… đồng bào Thái tổ chức ăn Tết độc lập to như Tết Nguyên đán. Đây là dịp để đồng bào thể hiện tấm lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ đã giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Về các bản làng người Thái trong những ngày chuẩn bị đón Tết độc lập, không khí Tết được người dân trang hoàng từ trong nhà ra ngoài ngõ. Băng rôn khẩu hiệu được giăng khắp bản làng, nhà nào cũng treo lá cờ Tổ quốc, niềm vui hân hoan luôn thể hiện trên khuôn mặt của mỗi người dân.

Đồng bào Thái (Nghệ An) chuẩn bị mâm cơm cúng tết Độc lập

Gần đến ngày Quốc khánh, đường làng, ngõ xóm đều được bà con quét dọn vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị sân khấu cho các hoạt động văn nghệ, sân chơi thể thao. Sau công việc chung của cả bản, những người thân trong gia đình lại quây quần bên nhau chung tay dọn dẹp nhà cửa, sửa sang bàn thờ, ảnh Bác cẩn thận, sắm mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ Bác và gia tiên, rồi chọn những cây tre thẳng tắp để treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc. Nhiều người con của bản làng đi làm ăn xa, dịp này cũng tranh thủ trở về quê hương để ăn tết Độc lập.

Mâm cỗ Tết Độc lập của người Thái Nghệ An

Vào những ngày này, toàn bộ công việc đồng áng, nương rẫy của người dân trong bản đều tạm nghỉ, giành thời gian cho các hoạt động vui Tết Độc lập. Đây cũng là khoảng thời gian để người dân trong bản đến thăm hỏi, chúc mừng nhau những điều tốt đẹp về sức khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn và cùng nhau quây quần bên những mâm cỗ.

Lễ mừng Tết Độc lập thường bắt đầu từ tối 1/9, kéo dài đến trưa 2/9 và được tổ chức tùy điều kiện kinh tế từng gia đình. Trong và sau bữa tiệc ngày Tết còn có các tiết mục văn nghệ như hát suối, nhuôn, hát giao duyên... hay các trò chơi truyền thống như ném còn, đi cà kheo, nhảy sạp… Bà con động viên bảo ban nhau học cách làm ăn mới; căn dặn con cái cố gắng học hành.

Đồng bào Thái Nghệ An làm lễ mừng Tết Độc lập

Đồng bào Thái vui khắc luống trong ngày Tết Độc lập

Tết Độc lập không những là dịp để mọi người được giao lưu với nhau, mà qua đó còn góp phần tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em. Bên cạnh đó, còn nhắc nhở giáo dục cho thế hệ trẻ biết yêu quý tự do và lòng tự hào dân tộc.

Tết độc lập của người Mông

Hàng năm, vào dịp 2/9, tất cả đồng bào già trẻ, gái trai, là người Mông, từ các bản gần xa lại nô nức rủ nhau đi chơi Tết Độc lập. Tại tỉnh Sơn La, trai gái người Mông chọn thị trấn Mộc Châu để vui Tết.

Đồng bào Mông nô nức đi chơi Tết Độc lập

Đối với đồng bào Mông, Tết Độc lập là để tỏ lòng biết ơn Đảng, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, biết ơn Chính phủ đã đem lại độc lập, tự do cho đồng bào cả nước nói chung và người Mông nói riêng.

Trong ngày Tết Độc lập, cao nguyên Mộc Châu không chỉ đón người Mông về ăn Tết mà các dân tộc anh em cũng về chơi. Tết Độc lập ngày một đông vui hơn, hàng nghìn người Mông ở khắp các tỉnh vùng Tây Bắc đến dự. Từ năm 2000 trở về đây, Tết Độc lập ở Mộc Châu còn có thêm người Mông ở Việt Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An và cả người Mông bên nước bạn Lào cũng sang chơi vui Tết.

Các dân tộc anh em như Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú ở các bản lân cận cũng kéo về thị trấn Mộc Châu vui Tết cùng bà con người Mông. Dần dần, Tết Độc lập ở Mộc Châu trở thành tết chung của đồng bào các dân tộc vùng cao, các dân tộc anh em như Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... tạo nên sự hòa quyện vui tươi thắm tình dân tộc.

Trai gái Mông đi chơi Tết Độc lập

Tết Độc lập của người Mông kéo dài từ 29/8 đến ngày 2/9 nhưng đông vui nhất là ngày 1/9. Để tới lễ hội, bà con người Mông đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Đồng bào chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất. Trai thì đầu quấn khăn, cổ đeo vòng, vai vác khèn. Gái thì rực rỡ áo váy, tay cầm đàn môi, leng keng nhạc ngựa xuống thị trấn.

Vào những ngày Tết, thị trấn Mộc Châu treo nhiều cờ đỏ mừng Quốc khánh, thanh niên từ các nơi đổ về đây cùng tham gia các các trò chơi, thổi khèn, múa hát với nhau, nhận nhau là anh em, rủ nhau đi tâm tình thâu đêm. Bà con hòa vào các hoạt động được tổ chức, cùng nhau thổi khèn, hát múa, tưởng nhớ công ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng đã đem lại độc lập cho đồng bào dân tộc Mông cũng như các dân tộc khác. Cuộc chơi thâu đêm, đến sáng thì trai gái chia tay, hẹn nhau ngày này năm sau gặp lại.

Vui chơi ngày Tết Độc lập

Những ngày Tết, sắc cờ đỏ thắm kỷ niệm ngày Tết độc lập 2/9 hòa cùng sắc màu rực rỡ từ trang phục của bà con người Mông dệt nên bức tranh nhiều màu sắc.

Trong những ngày Tết Độc lập, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như thi giã bánh dày, thi nấu cơm, tung còn… Tại đây, còn có các gian hàng trưng bày ẩm thực, công cụ lao động sản xuất của người Mông. Các hoạt động diễn ra ngay tại thị trấn với sự tham dự của đông đảo đồng bào các dân tộc khác.

Thi giã bánh dày ngày Tết Độc lập

Thiếu nữ Mông thì diện những chiếc váy xòe mà có khi họ thêu thùa cả năm mới xong, như thể chỉ dành riêng cho ngày đặc biệt này. Con trai Mông cũng áo quần bảnh bao, mũ nồi ngất ngư, khăn vuông vắt vẻo, vác khèn điệu nghệ và bên mình đeo chiếc cát-xét nhỏ phát những ca khúc tình tứ tiếng Mông. Trai gái tụ tập thành từng nhóm, trêu đùa, hát giao duyên cho đến sáng.

Trong dịp này, nhiều du khách trong và ngoài nước cũng nô nức kéo về Mộc Châu để cùng đồng bào Mông (và các dân tộc khác ở Tây Bắc) chơi Tết Độc lập.

Thi làm bánh dày trong ngày Tết Độc lập

Tết Độc lập - Tết đoàn viên của người Mường

Đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa… cũng có tục mừng ngày Quốc khánh 2/9 bằng việc tổ chức ăn Tết Độc lập thật trang trọng, ý nghĩa. Trong làng, nhà nào cũng chuẩn bị sẵn rượu ngon, lợn, gà, vịt béo, cơm nếp mới để liên hoan trong ngày Tết; đường làng, ngõ xóm đến mỗi nếp nhà đều được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, khang trang; tiếng hát, tiếng cồng chiêng ngân vang đón Tết…

Đồng bào Mường đánh chiêng mừng ngày Tết Độc lập

Mặc dù xa quê đã lâu nhưng năm nào ông Bùi Thượng Hiền, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) cũng đưa các con về quê ăn Tết Độc lập. Mỗi lần về quê, các con ông Hiền đều cảm nhận được sự ấm áp của tình làng, nghĩa xóm và niềm tự hào về quê hương, đất nước. Chị Bùi Thị Hồng, con ông Hiền cho biết: "Năm nào chúng tôi cũng háo hức chờ đến Tết Độc lập để được về quê nội. Ngày còn nhỏ, lần nào về quê tôi cũng cùng các bạn đồng trang lứa chơi những trò chơi dân gian như nhảy lò cò, đánh mảng, kéo co. Chúng tôi được mặc quần áo mới cùng bố mẹ đi thăm người thân trong họ hàng, làng bản thật vui và ý nghĩa”.

Tết Độc lập được coi là Tết đoàn viên của người Mường

Nhưng có lẽ hào hứng nhất là cánh thanh niên. Tết Độc lập là dịp họ gặp nhau, vui chơi, ca hát, tìm bạn đời. Tết năm nào cũng vậy, thanh niên các địa phương xứ Mường đều thành lập đội bóng chuyền, thi đấu giao lưu với các đội của xã bạn. Sân bãi rộng trước trụ sở UBND xã luôn đông vui với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao. Các thiếu nữ duyên dáng trong trang phục dân tộc Mường truyền thống say sưa múa hát. Tiếng hát ngân nga, hòa quyện cùng âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng vang vọng núi rừng.

Theo Baodantoc.vn

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068