Nổ hũ đổi thưởng bessel.ỏg (Việt Nam) Trang chủ

Hội thảo góp ý đề cương chi tiết 17 chuyên đề tham khảo thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 (theo Quyết định  số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ)

27/11/2023

     Ngày 23/11/2023, tại Thành phố Đà Nẵng, Học viện Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý đề cương chi tiết 17 chuyên đề tham khảo thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ trì Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc. Thành phần tham dự gồm: Đoàn công tác của Học viện Dân tộc; chuyên gia, giảng viên, báo cáo viên các Trường Đại học, Học viện Chính trị khu vực III, Phân viện Học viện Hành chính quốc gia khu vực miền Trung, Trường Chính trị, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và các nhà nghiên cứu am hiểu về lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc phát biểu tại Hội thảo

     Theo PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng, sau khi họp Ban biên soạn và xin ý kiến tư vấn từ chuyên gia; ngày 27/10/2023, Hội đồng thẩm định đã thống nhất thông qua danh mục tên 17 chuyên đề tham khảo thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 thuộc Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Để có căn cứ nhằm xây dựng, hoàn thiện nội dung, Ban biên soạn mong muốn nhận được ý kiến tham vấn của chuyên gia tập trung thảo luận, làm rõ hơn một số vấn đề về nội dung cơ bản cần chỉnh sửa, bổ sung trong đề cương chuyên đề.

Toàn cảnh Hội thảo

     Tại Hội thảo, đại biểu tham dự đã thảo luận và thống nhất cho rằng: Kết cấu các chuyên đề hợp lý, logic; có tính thực tiễn, thời sự; phù hợp với mục tiêu, đối tượng của chương trình bồi dưỡng. Tuy nhiên, một số nội dung cần lưu ý: Nên thống nhất bố cục nội dung theo tên của chuyên đề; nghiên cứu đặt tên tiểu mục cho phù hợp. Một số nội dung cần bổ sung: Chính sách, pháp luật hiện hành của Việt nam có liên quan đến nội dung chuyên đề. Các giải pháp tăng cường hợp tác và tham gia cộng đồng; hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng mạng lưới hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giảm nghèo đa chiều; một số kinh nghiệm trong tuyên truyền chính sách và phổ biến giáo dục pháp luật ở vùng dân tộc thiểu số... Ngoài ra, Ban biên soạn nên nghiên cứu, bổ sung câu hỏi thảo luận; bài tập xử lý tình huống để học viên thảo luận, ôn tập được hiệu quả hơn.

Kết luận Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng ghi nhận và đánh giá cao ý kiến của đại biểu, về cơ bản phù hợp và sát với nội dung chuyên đề. Ban biên soạn có trách nhiệm tiếp thu ý kiến tại Hội thảo; nghiên cứu để biên tập, hoàn thiện nội các chuyên đề đảm bảo chất lượng, đúng mục tiêu đề ra.

Đoàn công tác của Học viện Dân tộc chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu tham dự Hội thảo

Trần Công Hiếu

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068