Nổ hũ đổi thưởng bessel.ỏg (Việt Nam) Trang chủ

Bài giới thiệu

30/05/2019

VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

Đơn vị:

Tên tiếng Anh:

Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc

INSTITUTE POLICY AND STRATEGY FOR ETHNIC MINORITIES (IPSEM)

Viện trưởng:

TS. Nguyễn Hồng Vĩ

Điện thoại:

024.6684.4162

Website:

//www.vclcsdt.tapgbc.com

Email:

[email protected]

Địa chỉ:

Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

I. Vị trí, chức năng của Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc

1. Vị trí

Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc được thành lập theo Quyết định số 56/QĐ-UBDT ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Viện là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Học viện Dân tộc, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; trụ sở chính tại thành phố Hà Nội, hoạt động theo cơ chế tự chủ của Tổ chức khoa học công lập quy định tại Nghị định 54/2016/NĐ-CP, ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ. 

2. Chức năng

Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chiến lược và chính sách dân tộc (CSDT), bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, môi trường vào vùng dân tộc và miền núi và một số lĩnh vực khác liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) hàng năm và 5 năm của Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc trình Giám đốc Học viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Chủ trì, phối hợp tham gia xây dựng một số đề án lớn về chiến lược và CSDT, điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược công tác dân tộc (CTDT) và CSDT. Điều tra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số (DTTS) khi được Giám đốc Học viện phân công.

3. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược về CTDT, nghiên cứu xây dựng CSDT nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn để giúp Lãnh đạo Học viện Dân tộc trong việc hoạch định xây dựng chiến lược, CSDT và phục vụ thiết thực cho việc xây dựng CSDT và giáo dục - đào tạo CTDT.

4. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chiến lược và CSDT.

5. Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ và môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giảm nghèo bền vững vùng dân tộc và miền núi; tư vấn, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng DTTS, ứng dụng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả vào vùng dân tộc và miền núi.

6. Tham gia phản biện trong việc xây dựng, hoạch định chiến lược, CSDT và thực hiện CSDT.

7. Phối hợp tham gia công tác bồi dưỡng cán bộ và đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

 8. Hợp tác nghiên cứu, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực CTDT. Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án do các tổ chức trong nước và quốc tế tài trợ, đầu tư vào vùng dân tộc và một số lĩnh vực khác liên quan đến phát triển KT-XH vùng dân tộc và miền núi theo quy định của pháp luật.

 9. Tham gia sơ kết, tổng kết để đánh giá hiệu quả việc thực hiện chiến lược dân tộc, CSDT, các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển KT-XH vùng dân tộc; nghiên cứu đề xuất để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng chính sách mới phù hợp với thực tiễn vùng dân tộc theo sự phân công của Giám đốc Học viện.

 10. Tham gia đấu thầu, tuyển chọn, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường và phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bào dân tộc và một số lĩnh vực khác liên quan đến vùng dân tộc.

 11. Biên soạn, in ấn phẩm, tài liệu, tuyên truyền các kết quả nghiên cứu về CSDT, khoa học, công nghệ, môi trường và một số lĩnh vực khác đến với đồng bào DTTS nhằm phục vụ phát triển KT-XH vùng dân tộc và miền núi.

 12. Thực hiện các dịch vụ công theo quy định của Học viện Dân tộc và pháp luật.

 13. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế theo phân cấp của Giám đốc Học viện. Thực hiện các chế độ, chính sách, nhận xét, đánh giá và theo dõi việc chấp hành nội quy và hiệu quả công tác đối với viên chức và người lao động của Viện Chiến lược và chính sách Dân tộc; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.

 14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.

III. Chiến lược công tác

- Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các bộ phận chức năng trực thuộc Viện.

- Hàng năm, Viện luôn quan tâm nâng cao năng lực quản lý hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) và năng lực nghiên cứu KH&CN cho đội ngũ cán bộ viên chức. Phấn phấn đấu đến năm 2025: 100% cán bộ Viện có trình độ Thạc sĩ trở lên, trong đó có 20% có trình độ Phó Giáo sư, Tiến sĩ.

IV. Một số đề tài, dự án cấp Bộ và Nhà nước do Viện chủ trì

          Từ năm 2013 đến nay, Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc đã tiến hành nghiên cứu, thực hiện nhiều nhiệm vụ KH&CN các cấp. Các nghiên cứu khoa học của Viện đều nhằm hoàn thiện các luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận về chiến lược CTDT và CSDT. Đồng thời, giúp cho việc tổ chức, thực hiện CTDT, CSDT ở Việt Nam ngày càng tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

            Một số đề tài, dự án gần đây do cơ quan chủ trì hoặc tham gia:

a) Đề tài, dự án cấp Nhà nước

1. Những vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và định hướng hoàn thiện CSDT ở nước ta (2013-2015), do TS. Phan Văn Hùng làm chủ nhiệm.

2. Đề tài “Nghiên cứu khả năng ứng phó với thiên tai và đề xuất giải pháp tổng thể nâng cao năng lực phòng tránh của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên” (2013 - 2015) do  PGS.TS. Ngô Quang Sơn làm chủ nhiệm.

3. Dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững tại huyện Kim Bôi, Hòa Bình” (2014-2015) do TS. Nguyễn Hồng Vĩ làm chủ nhiệm.

4. Nghiên cứu mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ  DTTS các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nam bộ (2014- 2015) do. PGS.TS. Ngô Quang Sơn làm chủ nhiệm

5. Xây dựng mô hình điểm tổ chức cộng đồng xây dựng nông thôn mới ở 3 xã đặc biệt khó khăn thuộc 3 huyện nghèo (Chương trình 30a) của 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ (2015- 2017) do PGS.TS. Ngô Quang Sơn làm chủ nhiệm.

6. Hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu về CSDT của Việt Nam từ năm 1986 đến nay (2016-2018), do TS. Trịnh Quang Cảnh làm chủ nhiệm.

7. Một số vấn đề cơ sở trong phát triển bền vững dân tộc Mông ở Việt Nam, (2017 - 2019), do TS. Hoàng Hữu Bình làm chủ nhiệm.

8. Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt vùng đồng bào DTTS tại một số tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (2017-2020), do TS. Nguyễn Hồng Vĩ làm chủ nhiệm.

9. Xây dựng mô hình sinh kế đa dạng giảm nghèo tại Tuyên Quang và Bắc Giang (2017-2019), do TS. Nguyễn Hồng Vĩ chủ trì, thực hiện.

10. Phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại Phú Thọ và Yên Bái (2018-2020), do TS. Nguyễn Hồng Vĩ chủ trì, thực hiện.

11. Xây dựng mô hình ngân hàng nuôi bò thịt gia trại, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Tiến Bộ và xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (2018-2020), do TS. Nguyễn Hồng Vĩ chủ trì, thực hiện.

12. Nghiên cứu các mô hình quản lý nhà nước về CTDT ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (2017-2018), do PGS.TS. Nguyễn An Ninh làm chủ nhiệm.

* Đề tài, dự án cấp Bộ, cấp cơ sở

1. Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế người DTTS, do KS. Ma Trung Tỷ làm chủ nhiệm.

2. Đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề người DTTS, do KS. Ma Trung Tỷ làm chủ nhiệm.

3. Định hướng công tác nghiên cứu khoa học của Ủy ban Dân tộc và miền núi đến năm 2010 (1999), do TS. Bế Trường Thành làm chủ nhiệm.

4. Cơ sở khoa học của việc hoạch định chính sách phát triển KT-XH vùng dân tộc và miền núi, từ tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết 72 (2001), do TS. Bế Trường Thành làm chủ nhiệm.

5. Cơ sở khoa học để xác định chức năng quản lý nhà nước về CTDT và miền núi (2001), do TS. Lê Ngọc Thắng làm chủ nhiệm.

6. Đánh giá kết quả thực hiện CSDT ba khu vực: Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (2002), do TS. Bế Trường Thành làm chủ nhiệm.

7. Cơ sở khoa học của các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 173 của Thủ tướng Chính Phủ (Đối với hệ thống cơ quan CTDT và miền núi) (2002), do PGS.TS. Dương Xuân Ngọc làm chủ nhiệm.

8. Cơ sở khoa học của các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 168 của Thủ tướng Chính Phủ (Đối với hệ thống cơ quan CTDT và miền núi) (2002), do TS. Lê Ngọc Thắng làm chủ nhiệm.

9. Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (2003), do KTS. Phạm Văn Dương làm chủ nhiệm.

10. Một số giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc (2003), do Ths. Hoàng Công Dũng làm chủ nhiệm.

11. Điều tra, đánh giá đề xuất các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng DTTS (2003-2004), do PGS. TS. Lê Ngọc Thắng làm chủ nhiệm.

12. Đổi mới nội dung quản lý nhà nước và phương thức CTDT (2004), do PGS.TS. Lê Ngọc Thắng làm chủ nhiệm.

13. Nghiên cứu vấn đề giải quyết đất sản xuất của người nông dân Khmer ở  Sóc Trăng (2004), do KS. Ma Trung Tỷ làm chủ nhiệm.

14. Nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi (2004), do TS. Phan Văn Hùng làm chủ nhiệm.

15. Tình hình thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (2004), do TS. Lê Hải Đường làm chủ nhiệm.

16. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm CTDT (2005), do TS. Phan Văn Hùng làm chủ nhiệm.

17. Điều tra cơ bản dân tộc Brâu (2005), do TS. Lê Hải Đường làm chủ nhiệm.

18. Những thay đổi chủ yếu của làng xã các dân tộc miền núi vùng cao phía Bắc (2006), do TS. Lê Hải Đường làm chủ nhiệm.

19. Điều tra, đánh giá một số hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi (2007), do TS. Phan Văn Hùng làm chủ nhiệm.

20. Điều tra, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường một số điểm du lịch vùng DTTS và miền núi (2008), do Ths. Phan Hồng Minh làm chủ nhiệm.

21. Nghiên cứu một số điển hình tiên tiến các DTTS thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước (2008), do TS. Lò Giàng Páo làm chủ nhiệm.

22. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các DTTS (2008), do TS. Phan Văn Hùng chủ trì, thực hiện.

23. Một số điển thực hiện tốt CSDT (Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) (2011), do TS. Lò Giàng Páo làm chủ nhiệm.

24. Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS đến năm 2015 và 2020 (2008), do TS. Phan Văn Hùng chủ trì, thực hiện.

25. Nghiên cứu một số điển hình tiên tiến thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước ở vùng Tây Nam Bộ và Tây Nguyên (2008), do TS. Lò Giàng Páo làm chủ nhiệm.

26. Nghiên cứu tác động của sản xuất nông nghiệp đối với môi trường tự nhiên của khu vực Tây Nguyên và một số kiến nghị, giải pháp (2012), do TS. Nguyễn Cao Thịnh làm chủ nhiệm.

27. Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đánh giá trình độ phát triển các dân tộc (2012), do TS. Nguyễn Cao Thịnh làm chủ nhiệm.

28. Tổng quan các chính sách đặc thù cho vùng DTTS (2012), do Ths. Hoàng Lệ Nhật làm chủ nhiệm.

29. Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá trình độ phát triển các DTTS (2013), do PGS.TS. Khổng Diễn làm chủ nhiệm.

30. Nghiên cứu hoạt động đánh giá CSDT (2013), do Ths. Phan Văn Cương làm chủ nhiệm.

31. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển (2013-2014), do TS. Hoàng Xuân Lương làm chủ nhiệm.

          32. Nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về CTDT sau 25 năm đổi mới. Đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về CTDT trong giai đoạn mới (2013-2014), do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử làm chủ nhiệm.

33. Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các DTTS khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (2013-2014), do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương làm chủ nhiệm.

34. Nghiên cứu cơ sở khoa học đổi mới chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS giai đoạn 2016-2020 (2013-2014), do TS. Bế Trường Thành làm chủ nhiệm.

35. Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường và xây dựng mô hình cải thiện vệ sinh môi trường vùng đồng bào dân tộc Mông khu vực Tây Bắc” (2014), do PGS.TS Ngô Quang Sơn làm chủ nhiệm.

36. Điều tra nghiên cứu xác định thành phần dân tộc đối với người Xuồng, Quý Châu (thuộc dân tộc Nùng), người Pa Dí, Thu Lao, Ngạn (thuộc dân tộc Tày), người Xá Khó (thuộc dân tộc Phù Lá), người Xơ drá, Hà Lăng (thuộc dân tộc Xơ Đăng), người Rơ ngao (thuộc dân tộc Ba na) và 3 dân tộc Lô Lô, La Ha, Chứt” (2014), do TS. Lò Giàng Páo làm chủ nhiệm.

37. Điều tra, đánh giá kết quả thực hiện một số chương trình, đề án, dự án, chính sách giai đoạn 2011 - 2015 (2015), do Ủy ban Dân tộc quản lý, TS. Trịnh Quang Cảnh làm chủ nhiệm.

38. Phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” (2016-2017), do TS. Nguyễn Thị Thân Thủy làm chủ nhiệm

39. Điều tra đánh giá hiệu quả nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trong một số chương trình, chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý (2016), TS. Trịnh Quang Cảnh làm chủ nhiệm.

40. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển giá trị dân ca trong cưới xin của dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam (2016), do PGS.TS. Ngô Quang Sơn chủ nhiệm.

41. Nghiên cứu luận cứ khoa học về hỗ trợ chuyển  giao khoa học, công nghệ cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2018-2025 (2017), do Ths. Phương Đoàn làm chủ nhiệm.

42. Cơ sở lý luận xây dựng Luật hỗ trợ phát triển vùng DTTS (2017-2019), do PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn làm Chủ nhiệm.

43. Nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học phục vụ chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Dân tộc trong thẩm định các chương trình, đề án, chính sách phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số (2017-2018), do Ths. Phan Văn Cương làm chủ nhiệm.

44. Nghiên cứu, đề xuất Chiến lược CTDT giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn những năm tiếp theo (2017-2020), do TS. Hoàng Xuân Lương làm chủ nhiệm.

* Sách đã xuất bản

1. Từ điển Việt- Khmer, Nxb Giáo dục.

2. Các Lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ, Nxb Giáo dục.

3. Truyện kể dân gian Khmer, Nxb Giáo dục.

4. Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi.

5. Thành tựu phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc và miền núi trong những năm đổi mới.

6. Hướng đến tương lai của trẻ em DTTS.

7. Tài liệu xây dựng và tổ chức thực hiện CSDT.

8. Tìm hiểu văn hóa vùng các DTTS.

9. Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam.

10. Dân ca trong lễ hội người Lô Lô.

11. Vấn đề dân tộc và CSDT của Đảng và Nhà nước ta.

12. Thực trạng và giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

13. CSDT và CTDT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

14. Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới, Nxb Nông nghiệp, HN 2002.

15. Xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, HN 2002.

16. Xóa đói giảm nghèo vấn đề và giải pháp ở vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, HN 2004.

17. Một số vấn đề dân tộc và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, HN 2005.

18. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước việt Nam, (Giáo trình đại học, Trường Đại học Văn hóa), HN 2005.

19. Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, HN 2005.

20. Dân tộc Rơ Măm truyền thống và phát triển, Nxb Lý luận chính trị, HN 2007.

21. Phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, HN 2007.

22. Cơ hội và thách thức đối với vùng DTTS hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, HN 2009.

23. Một số vấn đề về đổi mới và thực hiện CSDT, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2013.

24. Một số vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và CSDT, Nxb Chính trị Quốc gia, HN 2015.

25. Đánh giá tình hình KT-XH các tỉnh Trung Trường Sơn (Tổ chức Bảo vệ động thực vật hoang dã WWF, 2003.

26. Sổ tay bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi, 2003-2004.

Hiện nay, Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ chính trị chuyên môn, tích cực theo đúng kế hoạch đề ra, góp phần tích cực trong việc nghiên cứu, tham mưu xây dựng CSDT, xây dựng chiến lược CTDT giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030. Những kết quả nghiên cứu đã và đang góp phần quan trọng để Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành sử dụng trong công tác xây dựng và hoạch định CSDT, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi./.

Tin liên quan